Bị rubella trước khi mang thai có sao không?

Tiêm ngừa rubella trước khi mang thai bao lâu

Rubella hay bệnh sởi Đức là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Và thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân. Mặc dù khá lành tính, nhưng hậu quả của bệnh rubella ở phụ nữ mang thai là vô cùng nghiêm trọng. Nó dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi. Vậy bị rubella trước khi mang thai có sao không?

1. Bệnh rubella và hội chứng của rubella bẩm sinh

Rubella là một bệnh nhiễm trùng RNA do virus lây truyền qua đường hô hấp. Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong thời kỳ đầu mang thai, nhiễm rubella có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Điển hình là dẫn đến cả hội chứng rubella bẩm sinh. 

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, khả năng mắc bệnh rubella bẩm sinh ở thai nhi sẽ thay đổi khác nhau. Nếu người mẹ bị rubella khi mang thai từ dưới 12 tuần, thì tỷ lệ bé sinh ra bị rubella bẩm sinh lên tới khoảng 80%. Ở giai đoạn 13-14 tuần thì tỷ lệ này sẽ giảm xuống 54%. Và giảm xuống 35% khi mắc ở tuần thứ 13-16 của thai kỳ. Sau tuần 20, nếu mẹ bị mắc phải rubella thì nguy cơ lây nhiễm rubella bẩm sinh ở trẻ là không đáng kể.

Trẻ có nguy cơ mắc rubella bẩm sinh nếu mẹ không tiêm ngừa trước khi mang thai
Trẻ có nguy cơ mắc rubella bẩm sinh nếu mẹ không tiêm ngừa trước khi mang thai

Khi trẻ mắc rubella bẩm sinh thì sẽ có những biểu hiện như đẻ thiếu tháng, nhẹ cân. Hay thậm chí là đầu nhỏ, viêm phổi, đục thủy tinh thể, viêm não,… Bởi vậy, mẹ cần phải tiêm rubella trước khi mang thai.

2. Cơ chế tấn công của virus rubella đến thai nhi

Khi người mẹ bị nhiễm rubella, virus có thể sẽ xâm nhập vào bào thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một số người khi mang thai bị nhiễm rubella nhưng chỉ bị sốt nhẹ. Hầu như không có triệu chứng lâm sàng, nên không phát hiện được sớm. Hậu quả là để lại di chứng cho thai nhi sau khi sinh ra. Theo thống kê, khoảng 70-90% trường hợp nhiễm rubella ở trẻ sơ sinh là do nhiễm rubella ở mẹ vào giai đoạn đầu của thai kỳ.

3. Bị rubella trước khi mang thai có sao không

Ngày nay, đa số phụ nữ khi có kế hoạch chuẩn bị có con đều được khuyến nghị thực hiện 2 việc. Đó là tiêm vacxin ngừa sởi-rubella (MR) hoặc vacxin sởi-quai bị-rubella (MMR) trước khi mang thai tối thiểu là 1 tháng và tốt nhất là 3 tháng. Và làm xét nghiệm máu để xác định xem có cần phải tiêm vacxin ngừa rubella hay không. Những người đã từng bị rubella trước đó. Hoặc đã từng tiêm vacxin rubella cần phải làm xét nghiệm này.

Đi khám tiền sản trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh
Đi khám tiền sản trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh

Vì vậy, sự an toàn thai kỳ sẽ được tính từ 1 tháng trước khi thụ thai cho đến khi kết thúc thai kỳ và sinh nở. Nói cách khác, trong vòng một tháng sau khi thụ thai, nếu bạn không bị rubella thì có thể xem là an toàn. Có nghĩa là, việc bị rubella trước thời điểm này là chấp nhận được. Tuy nhiên, với điều kiện là bạn phải phục hồi hoàn toàn sức khỏe trước khi thụ thai.

Theo nhiều ý kiến, việc mắc bệnh rubella trước khi có thai vẫn được coi là một điều tốt trong một vài trường hợp. Ví dụ, bạn đã nhiễm loại virus trước khi chủng ngừa, một vài tháng trước khi thụ thai. Điều này sẽ giúp bạn nhận được kháng thể và có cơ hội làm giảm nguy cơ. Hoặc thậm chí không mắc bệnh rubella sau đó.

4. Phòng tránh mắc bệnh rubella trước khi mang thai

Phòng ngừa bệnh rubella cũng như bệnh sởi, thủy đậu, cúm trước khi mang thai là cần thiết. Hoặc thậm chí là bắt buộc đối với tất cả phụ nữ. Nếu bạn muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Tất nhiên bạn phải làm tốt việc chuyện phòng ngừa để ngăn chặn điều này. Cho đến nay, cách phòng ngừa tốt nhất đối với những bệnh này vẫn là tiêm chủng. 

Tiêm ngừa rubella trước khi mang thai bao lâu
Tiêm ngừa rubella trước khi mang thai bao lâu

Tiêm rubella trước khi mang thai mấy tháng? Thời điểm tiêm vacxin đối với các bệnh trên khi mang thai như sau:

  • Vacxin cúm: tiêm trước khi mang thai 1 tháng.
  • Vacxin 3 trong 1: Sởi-Quai bị-Rubella được tiêm trước khi mang thai 3 tháng.
  • Vacxin ngừa thủy đậu: tiêm trước khi mang thai 3 tháng.

5. Phòng tránh nhiễm rubella cho phụ nữ mang thai

Hiện tại, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh rubella. Do đó, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa virus rubella vẫn là tiêm vacxin phòng bệnh. Đối với phụ nữ dự định có con, nên thực hiện các xét nghiệm miễn dịch với bệnh rubella. Để biết liệu xem mình đã được chủng ngừa chống lại bệnh rubella hay chưa. Trong trường hợp chưa được chủng ngừa thì phải tiêm phòng trước khi thụ thai 3 tháng. Vì nếu tiêm trong thời kỳ mang thai thì vẫn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Khi mang thai, tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với các nguồn lây bệnh. Đặc biệt là đối với người đang bị nhiễm rubella. Những người có biểu hiện như cúm, sốt, phát ban,… Vì đây là virus lây nhiễm qua đường hô hấp, nên nó dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.

Nếu trong giai đoạn đầu mang thai, cơ thể đột nhiên có biểu hiện sốt và phát ban. Bạn cần phải tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nhiễm hội chứng rubella trong khi mang thai là điều mà không ai mong muốn. Bởi vậy mỗi phụ nữ khi mang thai cần phải chủ động để phòng ngừa nhằm có một thai kỳ mạnh khỏe.

Đến đây, hẳn bạn đã tìm được đáp án cho nỗi lo bị rubella trước khi mang thai có sao không rồi. Hy vọng bạn sẽ có sự chuẩn bị thật chu đáo và luôn cẩn thận để có một kế hoạch mang con hợp lý. Chúc bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và phát triển toàn diện!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *