Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai cần những gì? Mang thai là một trải nghiệm kỳ diệu và hạnh phúc đối với mỗi người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc này, phụ nữ mang thai thường cảm thấy lo lắng và bối rối về những thay đổi của cơ thể và sự phát triển của thai kỳ. Vì vậy, việc trang bị cho mẹ những kiến ​​thức nền tảng là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Hành trình làm mẹ tìm hiểu cẩm nang chuẩn bị mang thai để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

1. Tại sao cần chuẩn bị chu đáo cẩm nang chuẩn bị mang thai ngay từ đầu

Những điều bạn làm trước khi mang thai tạo ra sự khác biệt cho sức khỏe của mẹ và bé trong tương lai. Nói một cách đơn giản hơn, bạn càng mạnh khỏe từ trước và trong khi mang thai, bạn càng có nhiều cơ hội sinh con khỏe mạnh.

Các cơ quan của thai nhi sẽ bắt đầu hình thành trong vài tuần đầu của thai kỳ, thậm chí trước khi bạn biết mình mang thai. Vì vậy, chuẩn bị cho thai kỳ là một việc quan trọng. Kế hoạch mang thai của bạn càng cụ thể, bạn càng tăng cơ hội cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai
Cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai

Chuẩn bị tốt cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai có thể giúp ích:

  • Thụ thai dễ dàng hơn.
  • Thai kỳ khỏe mạnh.
  • Giảm thiểu hoặc tránh được các biến chứng của thai kỳ.
  • Phục hồi nhanh và dễ dàng hơn sau khi sinh.
  • Sinh ra một em bé khỏe mạnh và việc chăm sóc sau sinh cũng dễ dàng hơn.
  • Các vấn đề về sức khỏe của con sẽ được giảm thiểu rủi ro đáng kể trong tương lai, hay thậm chí cho đến tuổi trưởng thành.

2. Chuẩn bị dinh dưỡng trước khi mang thai

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thụ thai. Cả chồng và vợ phải có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý. Cũng như đầy đủ chất để chuẩn bị sẵn sàng cho việc có thai. Chế độ dinh dưỡng của người mẹ ở thời điểm chuẩn bị cho thai kỳ có ảnh hưởng lớn đối với các tế bào của cơ thể. Cũng như sự hình thành hệ thống DNA, sức khỏe của đứa trẻ trong tương lai. Cẩm nang chi tiết về chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai cần chuẩn bị như sau:

2.1. Vitamin D cần thiết cho việc mang thai

Vitamin D giúp cơ thể sản sinh ra hormone sinh dục, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và nội tiết tố. Vitamin D cũng điều chỉnh sinh tổng hợp estrogen. Trong buồng trứng người, 1,25-dihydroxy vitamin D3 kích thích tổng hợp progesterone và estrogen. Làm giảm tác dụng của quá trình testosterone. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy trong buồng trứng, nội mạc tử cung và nhau thai. Thiếu vitamin D đi kèm với việc mất điều hòa canxi, ngăn cản sự phát triển của nang noãn ở bệnh nhân PCOS. Và gây rối loạn chức năng kinh nguyệt và sinh sản.

Bổ sung các loại thuốc bổ vào cẩm nang chuẩn bị mang thai
Bổ sung các loại thuốc bổ vào cẩm nang chuẩn bị mang thai

Thực phẩm giàu vitamin D: Trứng, cá chứa nhiều chất béo, dầu gan cá,… Bạn có thể bổ sung những nguồn thực phẩm giàu vitamin D này vào thực đơn của mình.

2.2. Acid Folic/Folate

Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400mcg axit folic hàng ngày. Axit folic, còn được gọi là vitamin B9. Đây là một vi chất dinh dưỡng mà cơ thể có rất ít. Nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ em.

Axit folic khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng có hoạt tính là folate. Dạng folate cũng là dạng được tồn tại tự nhiên. Trong thực phẩm như rau bina, trái cây họ cam quýt, đâu, đậu phộng, ngũ cốc. Và những thực phẩm có bổ sung được thêm folate.

Thiếu axit folic làm tăng nguy cơ đẻ non, thai nhi chậm phát triển, trẻ nhẹ cân, sảy thai hoặc các biến chứng thai kỳ khác,…

2.3. Omega-3

Hai loại omega-3 quan trọng là DHA/EPA rất cần thiết trong quá trình chuẩn bị cho thai kỳ. Giúp điều hòa hormone trong cơ thể, tăng chất nhầy cổ tử cung. Kích thích rụng trứng và chất lượng của tử cung.

Bổ sung đủ omega 3 cho thai kỳ khỏe mạnh
Bổ sung đủ omega-3 cho thai kỳ khỏe mạnh

Omega 3 cũng rất quan trọng đối với phát triển não bộ của thai nhi trong 3 tháng cuối. Các nguồn thực phẩm tốt dồi dào omega 3 là: Cá hồi đóng hộp, cá mòi, các loại hạt, đậu nành, trứng,…

2.4. Sắt

Sắt ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và số lượng trứng của phụ nữ. Khi dự định có con, bạn nên cung cấp 27mg sắt/ngày.

Để bổ sung đủ sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày, phụ nữ ăn các thực phẩm sau: Rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, thịt đỏ, đậu, bột yến mạch, mơ khô, mật mía, nước ép mận,… Để hấp thụ sắt tốt hơn, phụ nữ cần bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống của họ mỗi ngày.

2.5. Calcium

Khuyến cáo rằng phụ nữ nên bổ sung ít nhất 1000 mg calcium mỗi ngày nếu họ đang có kế hoạch mang thai. Calcium được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như sữa chua ít béo. Cá hồi đóng hộp, cá mòi, ngũ cốc, phô mai và sữa tách béo,…

2.6. Kẽm

Kẽm là một trong những chất ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh dịch và testosterone ở nam giới. Cũng như quá trình rụng trứng và khả năng sinh sản ở phụ nữ. Giúp hệ thống sinh sản hoạt động bình thường và trơn tru. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến việc thụ thai ở cả phụ nữ và nam giới. Đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai.

Kẽm được tìm thấy trong các loại thực phẩm như tôm, hàu, gan bê, thịt bò, thịt nai, sữa chua, hạt bí,…

2.7. Trái cây và rau củ quả

Trong rau củ và trái cây có chứa một lượng lớn các loại vitamin như vitamin A, B, C,… Và các khoáng chất cần thiết để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Cũng như chất dinh dưỡng để bổ sung cho em bé sau này. Chế độ ăn uống của phụ nữ trước khi mang thai không nên bỏ qua việc bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây và vào thực đơn hàng ngày.

3. Kiểm tra sức khỏe

Để chuẩn bị mang thai, các cặp vợ chồng cần khám sức khỏe tổng quát. Đây được gọi là khám sức khỏe tiền sản. Bởi sự ra đời của thai nhi sẽ được xác định từ thời điểm thụ thai. Vì vậy, việc khám sức khỏe tổng quát cho cả nam và nữ là vô cùng cần thiết.

Kiểm tra sức khỏe tiền sản là vô cùng cần thiết
Kiểm tra sức khỏe tiền sản là vô cùng cần thiết

Các bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan như tim, phổi, gan, huyết áp để phát hiện các bệnh lý và điều trị. Siêu âm ổ bụng để phát hiện các bất thường ở vùng bụng như gan, tụy, lách, thận, tử cung, buồng trứng.

3.1. Kiểm tra hệ thống sinh sản và khám phụ khoa

Phải xác định tình trạng sức khỏe của bạn để tránh những sai lầm khi cố gắng có con. Khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai giúp các cặp vợ chồng phòng ngừa. Và điều trị kịp thời các bệnh như: nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo. Bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Kiểm tra sức khỏe sinh sản giúp bạn loại bỏ và xác định được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Như dinh dưỡng, cân nặng và các loại bệnh tật,…

Phụ nữ cũng nên xét nghiệm HPV, kiểm tra cổ tử cung, HPV. Nếu không may người mẹ bị ung thư buồng trứng thì khả năng mang thai ngoài tử cung là rất cao. Hai vợ chồng nên cân nhắc trường hợp mang thai đầy nguy hiểm này.

3.2. Xét nghiệm máu

Điều này giúp các cặp vợ chồng biết được nhóm máu của người mẹ. Tình trạng của máu có tốt hay không. Có bị thiếu máu không? Có cần bổ sung thêm sắt không và bổ sung bao nhiêu để có một thai kỳ khỏe mạnh? 

Người mẹ cũng nên làm xét nghiệm hóa sinh máu. Xét nghiệm lượng đường huyết trong máu để xem có bị tiểu đường hoặc các vấn đề về chức năng thận không.

Xác định yếu tố Rh để ngăn ngừa sự không tương thích nhóm máu giữa mẹ và con: Nếu mẹ Rh âm tính và chồng là Rh dương tính thì đó có thể là người mang Rh dương tính. Vào thời điểm này, cơ thể của mẹ sẽ sản sinh ra các kháng thể khiến bào thai bị loại bỏ hoặc dễ chết ngay sau khi sinh.

3.3. Kiểm tra bệnh di truyền

Một phương pháp xét nghiệm hiện đại bằng cách xét nghiệm đột biến nhiễm sắc thể. Kiểm tra các vấn đề di truyền. Và nhận lời khuyên trước khi mang thai có thể giúp mẹ yên tâm rằng con mình sẽ không có nguy cơ mắc các bệnh này. Người cha cũng phải thực hiện kiểm tra sức khỏe của riêng mình. Như vậy, có thể phát hiện và điều trị một số bệnh như là bệnh di truyền, bệnh mãn tính. Xét nghiệm này khá phức tạp, nên bạn phải đi khám trước khi có ý định mang thai ít nhất 3 tháng.

Kiểm tra bệnh di truyền để có một thai kỳ khỏe mạnh
Kiểm tra bệnh di truyền để có một thai kỳ khỏe mạnh

Ngoài ra, các bác sĩ, chuyên gia cũng khuyến khích phụ nữ trước khi chuẩn bị mang thai nên đi xét nghiệm nước tiểu, khám răng miệng và kiểm tra tuyến giáp. Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

4. Tiêm phòng trước khi chuẩn bị mang thai

Tiêm phòng vacxin trước khi mang thai là biện pháp giúp chị em tránh được những nguy hiểm nhất định khi mang thai. Cụ thể, đây là những vấn đề phát sinh từ các bệnh truyền nhiễm. Bao gồm cúm và một số bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.

Các bà mẹ phải được chủng ngừa một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, quai bị, sởi, viêm gan B,… Ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai để đảm bảo một thai kỳ an toàn và em bé sinh ra khỏe mạnh. Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai sẽ giúp mẹ loại bỏ lo lắng về một số bệnh dễ lây truyền. Hoặc xuất hiện khi mang thai do sức đề kháng yếu.

5. Tài chính và tâm lý

Tài chính là một vấn đề quan trọng mà các cặp vợ chồng cần lưu ý khi lên cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai. Hãy lên kế hoạch thật chi tiết về tài chính cũng như các vấn đề về bảo hiểm. 

Thêm vào đó, việc chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai cũng vô cùng quan trọng. Bạn hãy tự hỏi bản thân xem đã sẵn sàng để làm bố mẹ chưa. Phải để cho tâm trạng được thoải mái nhất. Và không lo lắng bất cứ điều gì để tinh thần vui vẻ, sẵn sàng cho việc thụ thai và sinh con.

Cuối cùng, nên tìm hiểu kỹ về ngày rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai thành công. Và từ bây giờ, hãy lên kế hoạch tập thể dục cụ thể mỗi ngày. Điều này không chỉ tốt về mặt thể chất mà còn giúp nâng cao tinh thần và giải tỏa căng thẳng.

Qua cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai ở trên, hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Để chuẩn bị cho quá trình thụ thai và mang thai của mình. Đừng quá lo lắng và căng thẳng, mang thai đó là một cuộc hành trình thú vị. Điều quan trọng là bạn phải biết cách chăm sóc cho bản thân mình một cách chu đáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *