Lưu ý: Những điều mẹ cần biết để chuẩn bị đồ đi sinh mổ

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ sinh cho mẹ

Đón con yêu khi chào đời lần đầu bố mẹ khó có thể tránh khỏi sự lúng túng và bỡ ngỡ. Đặc biệt với những gia đình sinh mổ, việc chuẩn bị đồ đi sinh mổ như thế nào cho đủ đầy nhất là vấn đề mà nhiều ông bố bà mẹ bận tâm. Hãy cùng Hành trình làm mẹ tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nha!

1. Thủ tục đăng ký sinh mổ

Chuẩn bị đồ đi sinh mổ lần 2, lần 3 đều là những trải nghiệm đáng nhớ và hồi hộp đối với các mẹ. Vì thế, quy trình chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đôi khi cũng khiến mẹ phải lo lắng, đứng ngồi không yên. Tốt nhất mẹ và người thân nên tìm hiểu trước để biết rõ hơn cách thực hiện. 

Mang thai khoảng 3 tháng cuối, việc bắt đầu tìm hiểu cách làm thủ tục đăng ký sinh là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp mẹ không rơi vào thế bị động khi chuyển dạ sinh con bất ngờ. Khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ thì mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn rồi, mọi việc sẽ suôn sẻ, sinh đẻ êm xuôi hơn. 

– Đối với ca sinh khó: Mang tính chất đột ngột, có nhiều bệnh viện sẽ từ chối tiếp nhận bệnh nhân. Và chuyển viện vì mẹ không cung cấp đầy đủ thông tin theo dõi của thai kỳ. Do đó, mẹ nên làm hồ sơ trước để khi yêu cầu thăm khám, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ sẽ kỹ càng hơn.

Vào phòng mổ cần mang những gì
Vào phòng mổ cần mang những gì

– Với ca sinh bình thường: Khi vào viện, mẹ vẫn phải làm lại hoặc thêm một số xét nghiệm cần thiết. Nếu làm hồ sơ trước thì lúc đau bụng, rỉ ối mẹ chỉ việc đến chờ sinh ngay mà thôi.

Ngoài ra, làm hồ sơ trước khi sinh, bác sĩ sẽ chẩn đoán được kỹ, theo dõi lâu dài và đưa ra được chỉ định sinh mổ hay sinh thường một cách chính xác nhất.

2. Nên bắt đầu chuẩn bị đồ đi sinh mổ khi nào

Phương pháp sinh mổ này giúp giảm bớt sự đau đớn của cơn chuyển dạ đối với mẹ bầu. Nhưng đổi lại, thời gian phục hồi sau sinh lại lâu hơn so với sinh thường. Bởi vậy, việc chuẩn bị đồ đi sinh mổ cũng phải tỉ mỉ hơn. Các mẹ cần phải đảm bảo số lượng đồ sẽ đủ để dùng cho 7 – 10 ngày ở lại bệnh viện.

Khi nào nên bắt đầu chuẩn bị đồ sinh mổ
Khi nào nên bắt đầu chuẩn bị đồ sinh mổ

Nên bắt đầu chuẩn bị đồ sinh mổ lúc nào là hợp lý nhất? Dù là sinh thường hay sinh mổ thì cũng nên chuẩn bị từ trước đó 2 – 3 tuần. Việc này sẽ giúp cho gia đình chủ động hơn trong trường hợp đau bụng đẻ trước ngày dự sinh. Song với đó cũng tạo điều kiện tốt nhất cho mẹ trong việc chuẩn bị tâm lý.

3. Những đồ cần mang khi đi sinh mổ

3.1. Chuẩn bị đồ đi sinh mổ cho mẹ

Thông thường, khi đến nhập viện để sinh mẹ sẽ được cấp sẵn một vài đồ dành cho phụ sản. Tuy nhiên, mẹ cũng nên mang theo những thứ cần thiết để tiện cho việc sinh hoạt. 

Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh ở bệnh viện cho mẹ cần mang theo:

  • Giấy tờ cần thiết: Sổ khám thai, giấy tờ tùy thân, kết quả siêu âm – xét nghiệm,… 
  • Đồ dùng cá nhân: quần áo, đồ vệ sinh cá nhân, đồ giữ ấm, tiền mặt,… (đủ cho ít nhất 7 ngày sử dụng)
  • Đồ ăn nhẹ: Trong quá trình đợi sinh mổ hoặc sau khi sinh xong có thể mẹ sẽ cảm thấy đói. Việc chuẩn bị sẵn chút đồ ăn nhẹ sẽ tiếp thêm được năng lượng cần thiết cho mẹ.
Kinh nghiệm chuẩn bị đồ sinh cho mẹ
Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh dành cho mẹ

Ngoài ra, khi sắp xếp, mẹ nên phân chia rõ ràng đồ đạc vào các giỏ đồ để dễ tìm kiếm hơn khi cần và tránh bị thất lạc. 

3.2. Chuẩn bị giỏ đồ cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị đồ đi sinh mổ cho trẻ cũng tương tự với sinh thường. Cần phải mang đầy đủ các vật dụng sau:

  • Quần áo, bao tay, chân, chăn, mũ sơ sinh
  • Các loại tã bỉm: Tã chéo hoặc tã vải mềm mịn
  • Bộ băng rốn, rơ lưỡi, kem chống hăm, nước muối sinh lý,…
  • Khăn sữa (nên chuẩn bị khoảng 15 – 20 cái, vì mẹ sẽ cần dùng để vệ sinh cho bé cũng như lau bầu ngực cho mẹ).
  • Sữa bột (dùng trong trường hợp sữa mẹ chưa về kịp để bé có thể uống tạm sữa pha).

Lưu ý: Các đồ dùng của bé đều cần được vệ sinh sạch sẽ, diệt khuẩn ở điều kiện tốt nhất. Khi dùng bao tay, chân cho bé, mẹ kiểm tra kỹ xem có còn dính chỉ thừa không. Bởi khoảng thời gian này da bé rất nhạy cảm. 

Tuy nhiên, những vấn đề này mẹ cũng không nên quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ có thể nhờ người thân để hỗ trợ tránh việc bị áp lực quá mức với việc sinh con.

3.3. Người thân đi sinh cùng cần chuẩn bị những gì?

Bên cạnh việc chuẩn bị giỏ đồ đi sinh ở bệnh viện cho mẹ và bé, người thân cũng nên sắp xếp cho mình một ít đồ dùng mang theo. Đồ dùng cá nhân và quần áo cũng phải đủ cho 5 – 7 ngày ở viện.

Đặc biệt không được quên chuẩn bị điện thoại và tiền mặt. Phòng hờ trong trường hợp phát sinh thì còn có thể kịp thời giải quyết. Ngoài ra, còn phải dùng tiền để làm thủ tục nhập viện và chi trả các khoản viện phí, sinh hoạt khác nữa.

4. Cách chăm sóc mẹ sau khi sinh mổ

Ngay sau khi hoàn tất phẫu thuật, thông thường mẹ và bé sẽ phải ở lại bệnh viện ít nhất 2 – 3 ngày để bác sĩ theo dõi các triệu chứng sau khi sinh mổ.

Việc chăm sóc mẹ sau sinh mổ cũng vô cùng quan trọng
Việc chăm sóc mẹ sau sinh mổ cũng vô cùng quan trọng

Vết mổ sau khi sinh, mẹ có thể sẽ bị đau vết mổ. Bởi vậy mẹ sẽ cần phải uống thuốc giảm đau. Tiếp đó mẹ sẽ được y tá chăm sóc, tập các động tác và cử động nhẹ. Vì những động tác này sẽ giúp vết mổ nhanh lành, giảm tình trạng huyết khối và giảm táo bón.

Ngoài ra, theo dõi nhiễm trùng sau sinh mổ và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp sau khi sinh cũng rất quan trọng trong quá trình hồi phục. 

Ngoài ra, mẹ và người chăm sóc nên theo dõi xem sau mổ mẹ có bị sốt hay không? Vì sốt có thể là do việc nhiễm trùng vết mổ. Hay theo dõi xem vết mổ có bị sưng, đỏ hay không? Tuy nhiên, thông thường vết mổ sẽ tự lành từ từ theo thời gian.

Sau khi mổ, mẹ có thể cho con bú khi đã sẵn sàng và ngay trước lúc xuất viện. Mẹ hãy tham khảo thêm những ý kiến của bác sĩ về việc chăm sóc sau sinh. Như chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp. Hay việc tiêm chủng những vắc-xin để ngăn ngừa một số bệnh của mẹ và bé.

Trên đây là danh sách những lưu ý cũng như việc chuẩn bị đồ đi sinh mổ cho mẹ. Ngoài ra, mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra đồ để bổ sung thêm trong quá trình đến ngày dự sinh nhé. Chúc các mẹ sẽ có được một hành trình “vượt cạn” thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *