Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, người phụ nữ nên chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai thật chu đáo. Bài viết dưới đây Hành trình làm mẹ sẽ cung cấp bạn những điều quan trọng cần phải chuẩn bị trước khi mang thai.
1. Kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai
Việc kiểm tra này bao gồm xét nghiệm nội tiết tố định kỳ, xét nghiệm trứng, tinh trùng. Siêu âm vùng khung chậu, xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng do vi rút như rubella, vi rút viêm gan B và C, giang mai.
ĐỐI VỚI NỮ: Nên kiểm tra sức khỏe sau 3 – 7 ngày khi hết kỳ kinh. Trong thời gian này không nên quan hệ tình dục. Và nên đi kiểm tra vào buổi sáng, nhớ không ăn uống gì, để bụng đói. Bởi một số mục kiểm tra yêu cầu, đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng, lấy mẫu sạch vào lọ thủy tinh rồi đem đi làm xét nghiệm.
ĐỐI VỚI NAM: Cũng như phụ nữ, không được ăn uống gì trước khi đi kiểm tra. Và không được quan hệ tình dục trong 3 ngày trước đó. Các xét nghiệm nên được thực hiện để biết chất lượng tinh trùng bao gồm hình thái, số lượng, khả năng di chuyển và mật độ tinh dịch.
Những xét nghiệm này cung cấp rất nhiều thông tin để bạn biết cơ thể đã sẵn sàng để thụ thai hay không. Và để phát hiện xem có gặp vấn đề gì về sức khỏe không. Nếu bạn đã thử nhiều lần và bạn vượt qua tất cả các bài kiểm tra này. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra bạn chi tiết hơn.
2. Kiểm tra sức khỏe cá nhân trước khi mang thai
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mọi người nên có lịch khám sức khỏe định kỳ. Điều này rất được khuyến khích cho các cặp vợ chồng sắp mang thai. Kiểm tra có thể phát hiện các vấn đề sức khỏe trước khi chúng phát triển thành bệnh. Các yếu tố nguy cơ cần được chăm sóc y tế bao gồm:
Đối với các mẹ trên 35 tuổi, cần chú ý nhiều hơn đến các vấn đề sức khỏe. Vì ở độ tuổi này sẽ có nguy cơ cao hơn các biến chứng khi mang thai và sinh nở.
Các bà mẹ có các tình trạng bệnh lý cơ bản đang được điều trị. Như thiếu máu, huyết áp, bệnh tuyến giáp, bệnh tim, tiểu đường,… Cần được tư vấn điều trị riêng về các loại thuốc lưu ý khi mang thai và sinh nở. Ví dụ, một số bệnh cần sửa đổi phương pháp điều trị. Bởi thành phần của thuốc không tốt cho phụ nữ có thai. Bạn phải điều chỉnh thuốc ngay cả khi chuẩn bị mang thai. Nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch mang thai của bạn để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Các yếu tố nguy cơ của lần mang thai trước như sảy thai sớm, thai chết lưu, sinh non. Hoặc tiền sản giật trong lần mang thai trước phải có điều chỉnh bổ sung thuốc từ trước khi mang thai trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ của bạn để có một thai kỳ khỏe mạnh.
3. Tham vấn di truyền
Tham vấn di truyền nhằm mục đích xác định liệu mình có nguy cơ di truyền bệnh gì cho con không? Điều này giúp vợ chồng xem xét nên có con hay không? Một trong những nhóm nguy cơ cao có thể ảnh hưởng đến di truyền của em bé như bệnh tim bẩm sinh, bệnh về máu, bệnh tuyến giáp,… Nếu bạn mắc bệnh rối loạn di truyền, con bạn có nguy cơ sẽ mắc bệnh này. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách sử dụng một mẫu nước bọt hoặc máu của bạn.
Kiểm tra các vấn đề về di truyền và tư vấn trước khi thụ thai giúp bạn yên tâm rằng con bạn sẽ không có nguy cơ mắc các bệnh này. Và nếu bé có nguy cơ mắc bệnh, bạn sẽ sớm có cơ hội để tìm ra lựa chọn tốt nhất cả cho mẹ và bé. Nhận biết sớm bệnh tật của con để có sự can thiệp sớm. Nên sàng lọc sớm như xét nghiệm triple test, double test hoặc chọc dò ối khi sắp mang thai.
4. Tiêm phòng trước khi mang thai
Các chuyên gia khuyến cáo rằng khi mang thai, hệ thống miễn dịch cơ thể của bạn hoạt động sẽ kém hơn bình thường. Do đó, nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ tăng cao. Vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ phụ nữ chống lại những nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Các loại vắc xin phổ biến nhất được tiêm phòng trước khi mang thai là:
- Vacxin Rubella hoặc liều tổng hợp Sởi – quai bị – Rubella. Cần tiêm trước khi mang thai 3 tháng. Nguy hiểm nếu người mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu. Hoặc vào cuối thai kỳ, có thể gây sẩy thai, đẻ non, dị tật bẩm sinh.
- Tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu. Mũi tiêm này phải tiêm trước khi mang thai ít nhất 2 tháng. Khoảng 2% trẻ có mẹ bị thủy đậu trong 5 tháng đầu có nguy cơ bị dị tật hình và liệt chi.
- Vacxin ngừa cúm: Thuốc chủng ngừa này cũng rất quan trọng. Nếu mẹ mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
- Vacxin ngừa viêm gan B: Người mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh cho con mình. Nếu bạn chưa được chủng ngừa, bạn nên chủng ngừa càng sớm càng tốt.
5. Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai
Cả hai vợ chồng cần tăng cường sức khỏe. Thực hiện lối sống lành mạnh, bổ sung các loại vitamin tổng hợp cụ thể như sau:
5.1. Thực hiện lối sống lành mạnh
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe. Không chỉ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và giảm căng thẳng. Mà còn giúp việc thụ thai dễ dàng hơn. Tập thể dục cũng giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt để chuẩn bị mang thai. Đây cũng là một lợi ích rất tốt: bạn dễ thụ thai hơn nếu bạn có cân nặng phù hợp.
Ăn uống lành mạnh: Tránh thức ăn nhanh và thay thế chúng bằng những thức ăn giàu chất dinh dưỡng.
Thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý: Biết cách lập kế hoạch để có con. Bố mẹ phải làm việc nhiều hơn để chuẩn bị đón thành viên mới. Nhưng bạn hãy dành thời gian hợp lý cho làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe.
5.2. Tăng cường sức khỏe bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho cả vợ cả chồng.
Tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để bổ sung vitamin tổng hợp phù hợp. Chồng có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin E và kẽm để tinh trùng khỏe mạnh. Vợ có thể uống bổ sung một loại vitamin tổng hợp trước khi sinh. Trong đó axit folic rất cần thiết để giúp giảm khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Cần bổ sung từ thời điểm bạn có ý định mang thai.
6. Tránh xa các nguồn lây nhiễm
Ngoài việc tuân theo nguyên tắc nấu chín uống sôi, bạn còn phải chú ý đến việc bảo quản. Và chế biến thức ăn hàng ngày để tránh nhiễm trùng đường ruột. Cùng với điều này, bạn cũng cần tránh xa các nguồn lây nhiễm như hóa chất độc hại. Một số vật nuôi có thể có nguy cơ truyền nhiễm các bệnh nhiễm trùng như:
- Một số vật nuôi là nguồn lây nhiễm. Chẳng hạn như phân mèo có chứa virus mà bạn nên tránh xa đó là toxocariasis. Bởi có thể có nhiều biến chứng lớn nếu bạn bị nhiễm bệnh khi mang thai.
- Hạn chế ở trong môi trường nguy hiểm: Nếu bạn tiếp xúc với chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn
- Hạn chế dùng hóa chất, mỹ phẩm. Những thứ này có thể dẫn đến động thai, sẩy thai và sinh non.
7. Ngừng tất cả các biện pháp tránh thai
Tất nhiên, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy ngừng sử dụng các phương pháp ngừa thai như thuốc tránh thai, bao cao su,… Sau khi ngừng uống thuốc tránh thai, cơ thể bạn cần thời gian để trở lại bình thường. Có thể mất đến vài tháng để cân bằng lại hormone nếu bạn đã uống thuốc thường xuyên và trong một thời gian dài trước đó.
8. Tìm hiểu về quá trình thụ thai
Đây có lẽ là vấn đề mà cần quan tâm nhất. Các phương pháp có thể bao gồm thụ tinh nhân tạo, tự nhiên,… Tùy vào sức khỏe của hai vợ chồng mà bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên.
Nếu bạn đang mong có con, đừng sốt ruột quá. Bạn có thể đọc sách báo, internet để tăng cơ hội mang thai và tìm hiểu về quá trình thụ thai. Tìm hiểu về ngày rụng trứng để tăng cơ hội thụ thai. Thời điểm tối ưu để thụ thai là vào ngày 11 đến 21 kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Thời điểm này dịch nhầy của âm đạo tiết ra nhiều và trở nên mỏng, trơn hơn khả năng thụ thai cao hơn.
Đối với phương pháp thụ thai tự nhiên, có thể hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn sẽ được hướng dẫn để xác định khả năng thụ thai cao nhất chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cũng cần để vẽ biểu đồ biểu diễn nhiệt độ cơ thể. Và cần lưu ý đến sự bài tiết chất nhầy của âm đạo.
Chiều dài trung bình của một thai kỳ bình thường là từ 38 đến 40 tuần. Bạn có thể sử dụng nó để tính ngày thụ thai và ngày dự sinh cho phù hợp. Chuẩn bị tâm lý, thời gian, kinh tế,… cũng phải được quan tâm.
Lập kế hoạch mang thai rõ ràng mang ý nghĩa quyết định quan trọng đối với thai kỳ. Đây có thể coi là một trải nghiệm thú vị và đầy mới mẻ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nó không phải là dễ để hiểu hết mọi thứ. Đặc biệt là khi bạn còn thiếu kinh nghiệm.
9. Tìm hiểu kỹ thông tin các bệnh viện phụ sản
Không quá muộn để tìm hiểu về thông tin bệnh viện trước khi mang thai. Lên kế hoạch để tìm hiểu về các bệnh viện hoặc khoa sản ngay bây giờ. Hiện nay gói chăm sóc sinh sản được cung cấp từ những tháng đầu tiên cho đến khi sinh nở khá phổ biến.
Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, sinh nở là “chướng ngại vật” cuối cùng mà các bà mẹ phải vượt qua để chào đón con yêu. Vì vậy, việc lựa chọn bệnh viện phù hợp với điều kiện sống là điều rất quan trọng. Bạn cần chọn những bệnh viện, phòng khám gần nơi bạn ở, thuận tiện cho việc đi lại. Và tìm cho mình những địa chỉ tin cậy để thực hiện khám thai định kỳ và đăng ký dịch vụ sinh đẻ tốt nhất.
Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích để chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai. Đừng quá lo lắng, mang thai là một cuộc hành trình thú vị, điều quan trọng là bạn phải biết chăm sóc bản thân mình chu đáo.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích để chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai. Đừng lo lắng, mang thai là một hành trình thú vị. Và điều quan trọng là bạn phải cách chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai thật chu đáo.