Dấu hiệu mang thai giả: Nguyên nhân và cách điều trị

Dấu hiệu mang thai giả

Mang thai giả là một tình trạng khá hiếm gặp ở phụ nữ. Dấu hiệu mang thai giả thường tương tự với mang thai thật, các triệu chứng như mệt mỏi, trễ kinh, tăng cân, buồn nôn, đau lưng hoặc thay đổi kích thước ngực. Nhưng thực sự không có bất kỳ thai nhi nào ở đây cả. Mang thai giả là một vấn đề liên quan đến tâm lý, đôi khi cũng có thể xảy ra do phụ nữ mắc phải một số căn bệnh nhất định.

1. Mang thai giả là gì?

Mang thai đó là một khoảng thời gian dài thú vị và ý nghĩa đối với các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, phụ nữ (hoặc thậm chí là đàn ông) tin rằng mình đang mang thai. Khi một người đang mang thai, thông thường sẽ có thể dễ dàng nhận thấy được rằng có các triệu chứng của thai nghén như mệt mỏi, buồn nôn, căng tức vú…. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này thường không phải là những dấu hiệu của việc thai nghén.

Nhiều phụ nữ hay cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi và trễ kinh có thể đưa ra kết luận nhầm rằng mình đang mang thai. Đối với một vài người, các triệu chứng liên quan đến thai kỳ thường xảy ra rất chân thật và kéo dài như một kỳ thai bình thường khiến họ nhầm lẫn và tin rằng mình đang mang thai thật. Nhưng trên thực tế chuyện này lại không hề xảy ra. Điều này còn được gọi là dấu hiệu mang thai giả ở phụ nữ.

Nhiều phụ nữ mắc chứng mang thai giả này có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị trễ, thậm chí không xuất hiện và bụng phình to do khí trong một khoảng thời gian dài. Nồng độ hormone trong cơ thể cũng tăng cao. Còn có các triệu chứng ngực căng sữa, hay thậm chí đôi khi còn tiết ra sữa non. Ngoài ra, mang thai giả còn phát triển các biến chứng về sức khỏe liên quan đến thai kỳ. Chẳng hạn như tiền sản giật, hay các cơn co thắt nguy hiểm.

2. Nguyên nhân dẫn đến việc mang thai giả

Vì sao lại có dấu hiệu mang thai giả
Vì sao lại có dấu hiệu mang thai giả

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng mang thai giả. Có thể kể đến là bắt nguồn từ yếu tố tâm lý. Nghĩa là người phụ nữ mong muốn có thai đến nỗi não bộ đã tạo ra những thay đổi trong cơ thể, kích ứng cơ chế gần giống với đang mang thai. Hoặc trái ngược lại là do tâm lý sợ mang thai. Điều này ảnh hưởng đến nội tiết tố của phụ nữ. Hay tình trạng này cũng có thể do chấn thương như trải qua cú sốc quá lớn đối với tinh thần hoặc do sẩy thai nhiều lần.

Thêm vào đó, một giả thuyết thứ ba có liên quan đến những thay đổi về hóa học nhất định trong hệ thần kinh là có liên quan đến rối loạn trầm cảm. Những thay đổi hóa học này có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng mang thai giả.

Nói một cách khác, khi một người phụ nữ mong muốn có thai một cách mãnh liệt, nhưng có thể là do sắp mãn kinh, sảy thai nhiều lần, do vô sinh, hay mong muốn được kết hôn. Lập tức cơ thể sẽ tạo ra một số dấu hiệu mang thai như ngực căng đầy, to lên, bụng cũng to lên hay thậm chí có thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi. Lúc đó, não bộ sẽ hiểu sai ý những tín hiệu đó là mang thai thật và từ đó kích thích việc giải phóng các hormon như prolactin và estrogen dẫn đến các triệu chứng mang thai thật nhưng thực chất là không có thai nhi nào cả. 

3. Một số triệu chứng mang thai giả

Những triệu chứng báo hiệu mang thai giả gần giống như tình trạng mang thai thật, vậy nên thường gây ra những hiểu lầm đáng kể. Ốm nghén, trễ kinh, mất kinh, tăng cân, giảm cân hoặc tăng kích cỡ vòng ngực là một số triệu chứng thường thấy ở những phụ nữ mắc phải hiện tượng này. Đôi khi, nếu chỉ đánh giá dựa trên những dấu hiệu lâm sàng như kể trên, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán sai. 

Tỷ lệ những dấu hiệu mà chị em phụ nữ mắc chứng mang thai giả có thể gặp phải, bao gồm:

Dấu hiệu mang thai giả
Dấu hiệu mang thai giả
  • Sự gián đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt (chiếm tỷ lệ 50-90%)
  • Bụng phình to như đang mang thai (chiếm tỷ lệ 60-90%)
  • Căng và đau ở ngực, hay có sự thay đổi ở phần núm vú dẫn đến việc tiết ra sữa non
  • Cảm nhận được thai nhi trong bụng đang đạp và di chuyển khá nhiều lần (chiếm tỷ lệ 50-75%)
  • Xuất hiện các triệu chứng như bị ốm nghén, buồn nôn hay nôn mửa
  • Có dấu hiệu tăng cân nhanh
  • Ở một số trường hợp hiếm, xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ giả như thật. Cơ thể sẽ cảm thấy các cơn đau bụng xuất hiện theo từng đợt. Triệu chứng này thường xảy ra khi nghĩ rằng họ đã đủ tháng sinh.

Các triệu chứng này thường kéo dài trong vài tuần, chín tháng hay thậm chí là nhiều năm nếu như không được điều trị sớm. Mang thai giả thường gần giống mang thai thật về mọi mặt, trừ việc có sự hiện diện của em bé.

4.    Phân biệt dấu hiệu mang thai giả với mang thai thật:

4.1. Dấu hiệu mang thai thật

Một số triệu chứng điển hình cho thấy dấu hiệu mang thai thật như:

Trễ kinh: Là hiện tượng đầu tiên có thể chẩn đoán xem có mang thai hay không.

Âm đạo thay đổi màu sắc bất thường: Bình thường, âm đạo và âm hộ của nữ giới sẽ có màu hồng tươi. Nhưng khi có thai, nó sẽ đổi dần qua màu tím đỏ sẫm và ngày càng đậm hơn theo thời gian. Dấu hiệu này có thể còn xuất hiện đầu tiên trước các dấu hiệu nhận biết khác.

Mệt mỏi, đau nhức người: Ở giai đoạn đầu, khi mẹ bầu chưa thích nghi được với thay đổi của cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức người và dễ xúc động. 

Ngứa ran ở phần ngực: Khi mang thai, có thể cảm thấy bị đau nhói hoặc ngứa ran do hormone thai kỳ khiến cho lượng máu tăng cung cấp cho ngực. Đặc biệt, ở khu vực xung quanh núm vú, vào tuần đầu tiên sau khi đã thụ thai. Tiếp đó, sẽ có thể thấy hiện tượng căng tức ngực.

Khó thở: Thường thấy rõ dấu hiệu này sau khoảng 1-2 tuần thụ thai. Có trường hợp còn cảm thấy khó thở trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Bởi hormone progesterone tăng nhanh hoặc là do cơ thể cần thêm oxy để hỗ trợ thêm sự sống của phôi thai.

Thèm ăn: Tùy vào mỗi mẹ bầu, dấu hiệu ốm nghén là khác nhau, có người dễ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa khi ngửi thấy mùi tanh, mùi dầu mỡ, mùi cafe,… hoặc ngược lại. Bởi các hormone trong thai kỳ làm mẹ cảm thấy đói và rất nhạy cảm với các loại mùi.

4.2.    Dấu hiệu mang thai giả là gì?

Các triệu chứng của dấu hiệu mang thai giả khá giống với dấu hiệu mang thai thật nên hay dẫn đến những nhầm lẫn. 

 

Dấu hiệu mang thai giả khác gì với dấu hiệu mang thai thật
Dấu hiệu mang thai giả khác gì với dấu hiệu mang thai thật

Những dấu hiệu biểu hiện hay gặp như:

– Rối loạn kinh nguyệt

– Ngực có thể căng tức, to lên và đôi khi có chút sữa non, có thể là do rối loạn nội tiết nhẹ

– Cảm giác thai máy: là do tưởng tượng, thực chất đó là sự chuyển động của ruột non.

– Bụng to lên bất thường gần giống như đang mang thai

– Dấu hiệu chuyển dạ

Tuy nhiên, chỉ dựa trên những triệu chứng lâm sàng trên thì không thể kết luận được chính xác. Chính vì vậy, khi gặp triệu chứng tương tự, cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và siêu âm rõ ràng mới có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác được.

Để xác định được xem có mang thai giả hay không, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng, tiến hành siêu âm bụng, khám vùng chậu và làm những xét nghiệm tương tự khác được sử dụng để cảm nhận và chẩn đoán thai nhi ở trong thai kỳ bình thường.

Xét nghiệm hormone thai kỳ BhCG là một trong những xét nghiệm quan trọng để phân biệt được hiện tượng mai thai giả hay thật. Có thể xét nghiệm đơn giản hơn bằng việc sử dụng que thử thai. 

Ngoài ra, mang thai ngoài tử cung, ung thư và bệnh béo phì cũng có các triệu chứng tương tự như mang thai. Do vậy, cần phải đi khám và xét nghiệm chuyên sâu hơn để loại trừ các vấn đề này.

5. Phương pháp điều trị mang thai giả

Nếu tình trạng mang thai giả xảy ra là do bệnh lý, bạn nên đi khám thường xuyên để bác sĩ có thể chẩn đoán cụ thể và đưa ra được các cách điều trị phù hợp từ nguyên nhân gốc rễ gây ra hiện tượng lạ kỳ này.

Nếu tình trạng mang thai giả là do tâm lý, bạn nên đi đến bệnh viện để bác sĩ điều trị bằng cách tập trung chủ yếu vào các biện pháp tâm lý. Trước đó, khi khám và cho kết quả, bác sĩ nên thông báo kết quả một cách nhẹ nhàng cho người bệnh. Đồng thời áp dụng các liệu pháp điều trị tâm lý phù hợp để an ủi tinh thần của bệnh nhân là chủ yếu.

Thêm vào đó, các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe cũng nên khuyên nhủ từng thành viên trong gia đình, bạn bè của bệnh nhân thường xuyên động viên và khích lệ tinh thần để giúp bệnh nhân vững tâm vượt qua được giai đoạn khó khăn này. 

Các trường hợp mang thai giả cũng khá hiếm khi gặp. Tuy nhiên, các dấu hiệu mang thai giả và mang thai thật có thể khá giống nhau một cách khó hiểu. Do đó, cần phải theo dõi sức khỏe và đi khám định kỳ để có thể thấu hiểu được bản thân và sức khỏe của chính mình!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *