Sức khỏe khi mang thai phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn chuẩn bị trước đó. Để tránh những điều bất ngờ xảy ra ngoài dự định, bạn cần phải có một kế hoạch rõ ràng cho việc mang thai. Vậy những điều cần biết trước khi mang thai là gì? Cùng Hành trình làm mẹ khám phá ngay qua bài viết dưới đây!
1. Khám sức khỏe trước khi mang thai
Hai vợ chồng nên đi khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện chuyên khoa sản. Trong đó, người phụ nữ nên kiểm tra xem tình trạng tim mạch. Và huyết áp của mình có ổn định không. Đã sẵn sàng cho việc sinh con chưa; cần siêu âm, kiểm tra cổ tử cung và thử máu. Bạn nên làm xét nghiệm máu để xem mình có bị thiếu máu hay không.
Mặt khác, nếu cặp vợ chồng có tiền sử bệnh di truyền, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm chuyên biệt hơn.
Chuẩn bị sức khỏe khi sinh con nhằm đánh giá nguy cơ có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và mang thai. Để tránh một số bất thường về nhiễm sắc thể do các bệnh di truyền có thể truyền từ cha mẹ sang con cái. Từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị bệnh trước khi chuẩn bị mang thai.
2. Sàng lọc di truyền trước khi mang thai
Kiểm tra di truyền để xác định khả năng em bé mắc một số tình trạng di truyền nhất định. Một số bệnh di truyền nghiêm trọng thường cần được kiểm soát. Đó là bệnh xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc một số bệnh khác.
Sàng lọc di truyền có rất nhiều lợi ích, một số bệnh nếu được điều trị sớm sẽ tốt cho bé. Hoặc người mẹ có thể chọn phương pháp cấy phôi. Để loại bỏ gen đột biến di truyền trong trường hợp cần thiết. Xét nghiệm di truyền là một bước rất quan trọng để con bạn được sinh ra khỏe mạnh.
3. Chế độ dinh dưỡng cho kế hoạch mang thai
Trong 6 tháng trước khi mang thai, phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Thực hiện theo một chế độ ăn uống hợp lý và đa dạng với 4 nhóm thực phẩm. Đó là đạm, đường, vitamin, mỡ và muối khoáng. Mục tiêu có chỉ số khối cơ thể bình thường từ 18,5 đến 23 hoặc trọng lượng ít nhất là 40kg.
Trong 3 tháng trước khi mang thai và đến những tháng sau khi sinh, người mẹ nên uống viên sắt và axit folic. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Người mẹ nên cũng nên sử dụng muối iốt, bột canh iốt trong bữa ăn hàng ngày.
Bà mẹ và tất cả các thành viên trong gia đình phải được tẩy giun. Uống thuốc cùng lúc trong vòng 2 tháng trước khi mang thai để tránh lây nhiễm chéo.
4. Tiêm ngừa vaccine cho mẹ
Các loại vaccine bạn cần chú ý khi lập kế hoạch mang thai là rubella, uốn ván, quai bị, viêm gan B, cúm,… Vaccine chủng ngừa uốn ván nên được tiêm cho những người từ 15 đến 35 tuổi. Ngoài ra, khi mang thai, việc tiêm các mũi nhắc lại cũng cần thiết.
Trong 3 tháng trước khi mang thai, cần phải chủng ngừa một số bệnh như rubella và cúm. Vì nếu bạn mắc những bệnh này khi mang thai 3 tháng đầu, sẽ có nguy cơ cao gây dị tật thai nhi.
5. Ngừng tất cả các biện pháp tránh thai
Tất nhiên, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy ngừng sử dụng các phương pháp ngừa thai như thuốc tránh thai, bao cao su,… Sau khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai, cơ thể của bạn cần thời gian để trở lại bình thường. Có thể mất đến vài tháng để cân bằng lại hormone. Nếu bạn đã uống thuốc thường xuyên và trong một thời gian dài trước đó.
6. Tìm hiểu kỹ thông tin các bệnh viện phụ sản
Không quá muộn và cũng không quá sớm để hỏi thông tin bệnh viện trước khi mang thai. Lập kế hoạch để tìm hiểu ngay về bệnh viện khoa sản hoặc trung tâm phụ sản. Các gói chăm sóc sinh sản được cung cấp từ những tháng đầu tiên cho đến khi sinh nở.
Sau 9 tháng và 10 ngày mang thai, việc sinh nở là “cửa ải” cuối cùng mà các bà mẹ phải vượt qua để chào đón con yêu. Vì vậy, việc lựa chọn một bệnh viện phụ sản phù hợp với điều kiện và tốt nhất cho mẹ và bé cũng rất quan trọng. Trước các kênh thông tin của người thân, bạn bè, các trang mạng xã hội… Tùy theo khả năng tài chính mà có thể lựa chọn bệnh viện công, bệnh viện tư hoặc bệnh viện phụ sản quốc tế.
Lập kế hoạch cho mang thai rõ ràng là rất quan trọng đối với thai kỳ. Đây có thể là một trải nghiệm mới thú vị và đối với nhiều người. Và không dễ hiểu được hết mọi thứ, đặc biệt là những gia đình lần đầu làm bố mẹ chưa có kinh nghiệm nhiều.. Hy vọng với chia sẻ những điều cần biết trước khi mang thai ở trên, bố mẹ có thể có thêm những kiến thức cần thiết cho việc chuẩn bị mang thai của mình.