Thai 40 tuần nặng bao nhiêu Kg là tốt nhất

Hình ảnh thai nhi tuần 40

 Thai 40 tuần nặng bao nhiêu kg là đủ tiêu chuẩn? Mỗi mẹ sẽ có thời gian thai kỳ kéo dài khác nhau. Có mẹ bầu “dỡ hàng” vào tuần thứ 38. Có mẹ lại chờ đến tuần thứ 40 mà bé vẫn ngủ quên. Mẹ bầu có thai kỳ kéo dài đến tuần thứ 40 theo dõi cân nặng của bé và chế độ dinh dưỡng của mẹ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

Mẹ bầu 40 tuần thai
Mẹ bầu 40 tuần thai

1. Cân nặng đạt tiêu chuẩn của thai nhi ở tuần 40

1.1 Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi tuần 40

Cân nặng của thai nhi ở tuần thứ 40 có ý nghĩa rất quan trọng. Thai nhi ở tuần thứ 38 trở đi đã phát triển hoàn thiện cơ thể. Mẹ có thể chuyển dạ bất cứ khi nào. Cân nặng của thai nhi sẽ tăng chậm lại hoặc sẽ giảm nhẹ. Mẹ nên chú ý hơn đến cân nằn của thai nhi nhé. 

Cân nặng đạt tiêu chuẩn của thai nhi từ  2,9 đến 4,2 kg. Khi cân nặng của bé nằm khoảng này mẹ cứ yên tâm nhé. 

Cân nặng của thai nhi ở những tuần cuối cùng sẽ thể hiện sự khỏe mạnh của môi trường nước ối. Dù thai nhi tăng cân hay giảm cân mẹ cũng nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ. 

Cân nặng của thai nhi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

– Di truyền học,

– Thể trạng của mẹ khi mang thai,

– Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ. 

1.2 Thai nhi thừa cân

Hình ảnh thai nhi tuần 40
Hình ảnh thai nhi tuần 40

Nếu cân nặng thai nhi tăng lên đến ngưỡng báo động có thể gây ra nguy hiểm cho chính em bé và sức khỏe của mẹ. 

Em bé có nguy cơ hạ đường huyết khi vẫn còn trong cơ thể mẹ. Do khi chưa sinh ra insulin của thai nhi giống cơ thể mẹ. Sau khi ra đời cơ thể trẻ sơ sinh chưa kịp điều tiết lại nồng độ insulin trong cơ thể. Điều này sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết sơ sinh. Bé có thể phản xạ khóc chậm, khóc yếu, dễ xảy ra tình trạng ngừng thở và ngất đi sau sinh. Nếu thời gian mẹ chuyển dạ kéo dài mà bé xảy ra tình trạng hạ đường huyết có thể dẫn đến các di chứng như tổn thương não, giảm trí nhớ, suy giảm trí tuệ. Bé dễ bị mắc phải những bệnh lý liên quan đến phổi sau khi sinh, có nguy cơ bị suy hô hấp, nguy cơ béo phì, nguy cơ rối loạn chuyển hóa sau khi sinh. 

Thai nhi thừa cân, sẽ gây ra tình trạng khó sinh thường cho mẹ. Khó sinh sẽ gây ra một số hậu quả cho mẹ như: bị băng huyết, đờ tử cung, tổn thương tầng sinh môn do khung chậu của mẹ mở ra không phù hợp kích thước thai nhi.

1.3 Thai nhi tụt cân ở những tuần cuối

Các mẹ bầu luôn mong muốn cân nặng của thai nhi nằm trong ngưỡng an toàn hoặc cao hơn 1 chút. Điều này thể hiện bé đang phát triển rất tốt. Tuy nhiên nếu ở những tuần cuối mà thai nhi bị sụt cân mẹ cần quan tâm đến những điều gì?

Nếu thai nhi bị sụt cân nhưng các tiêu chí khác như:

– Thể tích nước ối,

– Động mạch tử cung,

– Chỉ số Doppler động mạch não giữa,

– Đo giao động tim thai.

Nếu các chỉ số này điều bình thường và không nhận được khuyến cáo nào từ bác sĩ mẹ có thể yên tâm, em bé vẫn đang phát triển bình thường ổn định. 

Nếu cân nặng của bé giảm và mẹ có dấu hiệu đau bụng. Bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra chọc ối. Kết quả nước ối có màu xanh rêu sệt  lẫn phân su thì đây là hiện tượng suy thai trầm trọng trong bụng mẹ hoặc suy thai cấp khi chuyển dạ. Suy thai sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai nhi nếu không được phát hiện sớm. Thai nhi sinh ra có thể bị khuyết tật về thần kinh, chậm phát triển, rối loạn khả năng ngôn ngữ. 

Ngoài ra thai nhi cũng có thể bị sụt cân do chế độ dinh dưỡng của mẹ không tốt. Cơ thể mẹ không cung cấp kịp tốc độ hấp thu của con. Mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày. 

2. Những lưu ý cho mẹ khi mang thai ở tuần 40

Những điều mẹ bầu tuần 40 nên chú ý
Những điều mẹ bầu tuần 40 nên chú ý

Đa số mẹ bầu sẽ không chuyển dạ đúng ngày dự sinh. Mẹ nên đi khám thai mỗi tuần để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe cho cả mẹ và bé.Mỗi một lần khám thai bác sĩ sẽ siêu âm, xét nghiệm, kiểm tra độ mở của cổ tử cung để xác định dấu hiệu chuyển dạ của mẹ.

Nếu mẹ muốn chờ cơn chuyển dạ tự nhiên, mẹ bầu có thể đi lại nhẹ nhàng, vươn vai hoặc xoay lưng, tập các bài thể dục đơn giản. 

Mẹ sắp chuyển dạ cũng sẽ xuất hiện các triệu  chứng như: sa bụng bầu tụt bụng bầu, các cơn co thắt tử cung, bị chuột rút, đau lưng nhiều hơn, mệt mỏi, muốn ngủ nhiều. Các cả bố và mẹ chú ý những dấu hiệu trên cơ thể mẹ nhé. Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể sử dụng biện pháp  sinh mổ hoặc khởi phát chuyển dạ. Đây đều là 2 lựa chọn mà Bố Mẹ nên cân nhắc khi thai đã đến tuần 40 và có dấu hiệu cạn ối

3. Cân bằng dinh dưỡng cho mẹ ở tuần 40

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ ở tuần 40
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ ở tuần 40

Ở tuần thứ 40 sự phát triển của e bé sẽ hoàn thiện. Mẹ có thể chuyển dạ sẽ bất cứ khi nào. Việc duy trì chế độ cân bằng dinh dưỡng cho mẹ bầu ở tuần là điều hết sức cần thiết.  Các thực phẩm mẹ bầu ở tuần 40 nên ăn:

+ Các loại thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, mỳ, gạo và các loại trái cây để cung cấp chất xơ cho mẹ.

+ Các loại trái cây như cam, nho, dâu, đu đủ, bông cải xanh,… để bổ sung vitamin mỗi ngày.

+ Các loại thịt, cá, trứng giàu protein

+ Bổ sung canxi có trong sữa và các chế phẩm chế biến từ sữa. 

4. Lời khuyên của bác sĩ

Khi thi kỳ ở tuần thứ 40 và mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên đi khám thai thường xuyên. Tại đây bố mẹ sẽ nhận được những lời khuyên để có sự chuẩn bị tốt nhất. 

Trong khoảng thời gian này bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí sinh của bé: đầu trước, chân trước, cuối thân trước. 

Khi đến tuần 40 bác sĩ có thể kê cho mẹ thuốc uống thúc đẩy các cơn co thắt. Thuốc sẽ giúp mẹ điều chỉnh tần suất và mức độ các cơn co thắt tử cung. Tiếp theo bác sĩ sẽ kiểm tra khung xương chậu và cổ tử cung của mẹ để xem độ giãn mở, độ dày của tử cung để đưa ra dự đoán về ngày chuyển dạ cho mẹ. 

Lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ
Lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ

Ở những tuần cuối của thai kỳ thì cả mẹ và bé đều cần được theo dõi sát sao. Thai 40 tuần nặng bao nhiêu kg sẽ phản ánh độ khoẻ mạnh của con. Các mẹ hãy chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *