Thực đơn nấu nước dashi cho bé ăn dặm kiểu Nhật siêu bổ dưỡng

thực đơn nấu nước dashi rau củ

Ngày nay các ông bố bà mẹ thường có xu hướng tìm hiểu các phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, và không thể không nhắc tới nước dashi. Nhưng mẹ đã biết nên có thực đơn nấu nước dashi cho bé ăn dặm thế nào cho hợp lý chưa? Hãy cùng vào bếp với Hành trình làm mẹ ngay để học hỏi công thức thơm ngon, bổ dưỡng cho bé nhé!

1. Nước dashi cho bé là gì? Ở độ tuổi nào có thể cho bé ăn?

1.1 Nước dashi là gì?

Nước dashi được hiểu đơn giản là một loại nước dùng quen thuộc trong ẩm thực Nhật Bản, được chế biến từ các loại rau củ, thịt cá khô, xương gà, nấm hương… để tạo ra vị ngọt đậm đà đủ chất mà không cần sử dụng đến gia vị. 

thực đơn nấu nước dashi rau củ
Thực đơn nấu nước dashi rau củ

1.2 Trẻ mấy tháng dùng nước dashi

Đặc biệt, với trẻ từ 6 tháng trở lên, trong thời kỳ ăn dặm, việc cho bé dần quen với các mùi vị đậm đà hơn là những bài học vỡ lòng. Tuy nhiên, mẹ chưa nên dùng gia vị ngay, mà thay vào đó hãy cho con ăn nước dashi với vị đậm từ rau củ vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa tập quen với các vị thanh ngọt tự nhiên.

Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý, với các độ tuổi khác nhau, thực đơn nấu nước dashi cho bé cũng có sự khác biệt. Đối với những bé từ 6-8 tháng chỉ nên dùng nước dashi rau củ, từ 8-10 tháng bắt đầu thêm thịt với lượng nhỏ, từ 10 tháng trở lên thực đơn sẽ phong phú hơn khi mẹ có thể thoải mái nấu nước dashi thập cẩm cho bé nhé!

2. Cách rã đông dashi đơn giản

Hành trình làm mẹ sẽ bật mí cho mẹ 3 cách rã đông dashi vừa an toàn, hiệu quả, mà lại không mất chất dinh dưỡng của nước dashi ngay dưới đây

Cách 1: Hấp cách thủy 

Phương pháp này vốn là quen thuộc đối với các bà mẹ Việt khi rã đông thực phẩm dạng lỏng. Không chỉ bởi sự đơn giản và tiện lợi, mà hơn nữa, hấp cách thủy còn đảm bảo giữ được trọn vẹn các loại dưỡng chất và vitamin trong nước dashi cho bé.

Hấp cách thủy dashi dạng viên
Hấp cách thủy dashi dạng viên

Mẹ có thể cho nước dashi đã bảo quản dạng viên vào một cái bát con, rồi đặt cách thủy trong nồi, đun lửa lăn tăn chừng 15-20 phút là nước dashi đã tan hoàn toàn. Sau đó mẹ có thể tiếp tục chế biến hoặc khuấy đều cho con ăn liền nhé!

Cách 2: Quay lò vi sóng

Có thể nói, đây là một cách rã đông đồ ăn nói chung và nước dashi nói riêng nhanh chóng và thuận tiện nhất cho mẹ, nhất là với những mẹ bận bịu công việc. Chỉ cần 30 giây tới 1 phút là nước dashi đã được rã đông hoàn toàn, và chỉ cần thêm 1 phút nữa là bé đã có thể ăn được ngay mà không cần chế biến gì thêm.

 

Nhanh gọn là vậy nhưng mẹ cũng cần chú ý nhiệt độ của lò và căn thời gian rã đông, hâm nóng phù hợp với lượng nước dashi để tránh nóng quá hoặc chưa đủ tan đá nhé.

rã đông nước dashi bằng lò vi sóng
Rã đông nước dashi bằng lò vi sóng

Cách 3: Cách nhiệt trong ngăn mát tủ lạnh

Với phương thức này, mẹ sẽ tốn nhiều thời gian hơn, tuy nhiên sẽ là một dạng thức rã đông tự nhiên. Mẹ cần chuyển dashi dạng đá viên sang ngăn mát tủ lạnh từ tối hôm trước, để qua đêm. Sáng hôm sau khi nước dashi đã trở thành dạng lỏng thì chỉ cần đun lên chừng 1 phút là đã có thể dùng ngay rồi đó.

để dashi dạng viên trong ngăn mát 1 đem để rã đông
Để dashi dạng viên trong ngăn mát 1 đem để rã đông

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bỏ nước dashi ra ngoài và dùng ngay, không nên để ngoài nhiệt độ phòng lâu bởi ngoài không khí sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và làm thực phẩm ôi thiu.

3. Khám phá cách nấu nước dashi rau củ thơm ngon

3.1 Nguyên liệu nấu nước dashi rau củ

Để nấu nước dashi đúng cách thì trước hết, mẹ cần chuẩn bị đúng và đủ nguyên liệu, bao gồm: khoai lang, khoai tây, đỗ tương, đậu Hà Lan, ngô ngọt, bí ngô, su su, củ cải, cà rốt… Và khi bé đã được trên 8 tháng, mẹ có thể bổ sung thêm thịt, cá, tôm khô… tăng dần dưỡng chất để hệ tiêu hóa của bé quen dần trong thời gian ăn dặm nhé.

Nguyên liệu nấu nước dashi
Nguyên liệu nấu nước dashi

3.2 Cách nấu nước dùng dashi cho bé

Hiểu đơn giản về nấu nước dashi chính là cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm thông thường. Tuy nhiên với loại nước này, mẹ sẽ không dùng gia vị, mà sẽ lấy vị mặn, ngọt tự nhiên từ rau, củ, quả, thịt, cá, tôm… để tăng hương vị cho món ăn.

Mẹ hãy cùng Hành trình làm mẹ khám phá cách nấu nước dashi ngon cho các bé, vừa đơn giản tiện lợi, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng nhé.

Cách nấu nước dashi cho bé

Bước 1: Rửa sạch rau củ và thịt cá (nếu có), sau đó mẹ để ráo nước và thái khúc nhỏ.

Bước 2: Mẹ cho rau củ vào nồi và thêm 800ml nước rồi đun cho đến khi sôi thì giảm lửa nhỏ, nấu tiếp 20 phút nữa đến khi rau củ chín đều.

Bước 3: Để nguội bớt nồi nước dùng, sau đó nghiền nhuyễn rau củ cho bé ăn. Phần nước dùng còn lại sẽ để bảo quản, chế biến cho bé sau.

Những bước nấu nước dashi
Những bước nấu nước dashi

3.3 Gợi ý thực đơn dashi cho bé ăn dặm

Để giúp mẹ tiết kiệm thời gian, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bậc phụ huynh 10 thực đơn siêu đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng cho bé ngay dưới đây:

Thực đơn nước dashi da dạng
Thực đơn nước dashi da dạng

Thực đơn 1: Bí ngòi, ngô ngọt, cà rốt, khoai tây, su su, củ cải đỏ

Thực đơn 2: Ngô ngọt, khoai tây, su hào, củ cải đỏ, bí đao

Thực đơn 3: Khoai lang, su su, ngô nếp, cà rốt, đậu Hà Lan

Thực đơn 4: Súp lơ, cà rốt, đỗ tương, khoai tây, bí đỏ

Thực đơn 5: Mướp hương, bắp cải, ngô ngọt, cà rốt, súp lơ

Thực đơn 6: Su hào, rong biển nhật, đậu hũ non

Thực đơn 7: Bào ngư khô, đậu hũ non

Thực đơn 8: Su su, cà rốt, khoai lang, ngô ngọt, đậu cove

Thực đơn 9: Bí đao, ngô nếp, mía, củ đậu

Thực đơn 10: Súp lơ, khoai tây, khoai lang ngọt, mướp hương

4. Một số lưu ý về nước dashi

4.1 Những loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi

Mẹ cần chú ý, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với nhau để nấu nước dùng ăn dặm cho bé nhé. 

  1. Cải thìa và bí đỏ khi nấu chung sẽ khiến cho dạ dày của bé gặp vấn đề dẫn đến các bệnh đường ruột
Cải thìa và bí đỏ kỵ nhau khi nấu nước dashi
Cải thìa và bí đỏ kỵ nhau khi nấu nước dashi
  1. Các loại khoai và cà chua kết hợp trong món ăn sẽ gây tiêu chảy cho bé.
Những loại khoai và cà chua kỵ nhau khi nấu nước
Những loại khoai và cà chua kỵ nhau khi nấu nước
  1. Củ cải trắng và cà rốt là hai loại củ sẽ “đánh nhau” bởi vitamin C, chính vì thế đây cũng là nguyên nhân gây đầy hơi, khó tiêu ở bé.
Những loại rau củ kỵ nhau nấu nước dashi
Những loại rau củ kỵ nhau nấu nước dashi

4.2 Cách bảo quản nước dashi

Cất trữ trong tủ mát

Ngăn mát là tủ lạnh là nơi thích hợp nhất để mẹ bảo quản nước dashi cho bé đó. Sau khi chế biến và để nguội, mẹ có thể chia nhỏ nước dashi vào các hộp nhựa từ 15ml-50ml tùy mục đích sử dụng. Đối với cách bảo quản này, mẹ chỉ nên để tối đa 2 ngày để đảm bảo hương vị không thay đổi, và không bị ôi thiu.

bảo quản nước dashi trong hộp nhựa hoặc thủy tinh
Bảo quản nước dashi trong hộp nhựa hoặc thủy tinh

Cất trữ trong tủ đông

Với phương pháp này, mẹ có thể trữ đông nước dashi để dùng dần cho bé lên tới 10 ngày. Chế biến và để nguội dashi, sau đó mẹ chia vào các khay đá để tiện cho sau này rã đông và nấu ăn cho bé. 

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, không để nước dùng dashi trong ngăn đá tủ lạnh quá 10 ngày, việc này sẽ có thể gây hiện tượng chuyển hóa chất ngược trong hệ tiêu hóa của bé khi sử dụng.

Chia đều nước dashi ra khay đá
Chia đều nước dashi ra khay đá

Trên đây là những tổng hợp thực đơn nấu nước dashi ăn dặm dành cho bé, các bậc phụ huynh cùng tham khảo và lựa chọn những cách làm phù hợp nhất nhé! Hành trình làm mẹ sẽ là người bạn đồng hành cùng bố mẹ suốt chặng đường nuôi con trưởng thành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *