Một trong những việc mà các mẹ phải làm trước khi mang thai là tiêm phòng vacxin để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nó cũng ngăn ngừa nguy cơ biến chứng trước khi sinh cho mẹ và dị tật thai nhi bẩm sinh. Trong số các loại vacxin được tiêm trước khi mang thai, vacxin cúm là đặc biệt quan trọng. Vậy nên tiêm cúm trước khi mang thai mấy tháng?
1. Cơ chế hoạt động của vacxin cúm
Theo các chuyên gia, virus cúm có hai loại, virus cúm A và virus cúm B. Như vậy, vacxin cúm sẽ giúp phát triển kháng thể ở cơ thể trong khoảng 2 tuần sau khi tiêm chủng. Các kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể chống lại virus cúm.
Đặc biệt, vacxin cúm còn giúp cơ thể chống lại virus trong mùa tiếp theo. Thuốc chủng ngừa cúm truyền thống được sản xuất để chống lại các loại virus: virus cúm A (H1N1), virus cúm A (H3N2) và virus cúm B.
Ngoài ra, có một số vacxin cúm như vacxin hóa trị 4 được tạo ra để bảo vệ chống lại 4 loại virus cúm. Các loại vacxin này bảo vệ chống lại các loại virus như vaccin thể tam vị và virus cúm B.
2. Các loại vacxin phòng cúm cho bà bầu
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ khuyên rằng: Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Hãy tiêm phòng cúm hàng năm. Theo đó, có hai loại vacxin cúm là: Dạng tiêm một liều đơn và dạng phun sương qua đường mũi.
Đặc biệt, vacxin dạng tiêm có chứa virus cúm bất hoạt động có thể gây bệnh. Loại này là dùng cho phụ nữ mang thai ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Vì phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị nhiễm virus cúm nhất. Nên việc tiêm phòng sẽ khiến hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể để chống lại virus cúm.
3. Tại sao phải tiêm phòng cúm trước khi mang thai
Mang thai là một thời điểm nhạy cảm và hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn so với bình thường. Nhiều bệnh thông thường cũng có thể tiến triển nặng. Mọi bất thường ở mẹ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ.
Cảm cúm là một căn bệnh khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Đặc biệt với thời tiết thay đổi thất thường như ở Việt Nam. Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ bị cúm kéo dài, thì khả năng đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, tiêm phòng cúm trước khi mang thai để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh.
Bệnh cúm không chỉ là một cơn cảm lạnh, nó còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Bao gồm sốt, ho, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ và đau cổ họng. Bệnh cúm có khả năng gây ra các biến chứng khác nhau, chẳng hạn như viêm phổi ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
Trong thời kỳ mang thai, hệ thống miễn dịch thường trải qua những thay đổi khác nhau làm tăng nguy cơ biến chứng cúm. Và dễ bị biến chứng nguy cơ cao hơn khi mang thai với bệnh cúm. Chẳng hạn như chuyển dạ sớm và sinh non. Có nhiều khả năng một phụ nữ mang thai sẽ phải nhập viện để điều trị nếu mắc cúm trong khi mang thai. Khi đó, nguy cơ tử vong vì điều này cũng tăng lên. Để hạn chế tình trạng này, phụ nữ phải đến các trung tâm y tế để được tiêm phòng cúm trước khi mang thai.
4. Tiêm vacxin cúm bao lâu trước khi có thai
Khuyến cáo tiêm vacxin cúm ít nhất 3 tháng trước khi mang thai, tối thiểu là 1 tháng. Vì vậy, trước khi chuẩn bị mang thai, phụ nữ phải có kế hoạch tiêm phòng đầy đủ. Trong trường hợp có thai nhưng chưa tiêm vacxin kịp thời, thì thai phụ có thể tiêm bổ sung như vacxin cúm bất hoạt động.
Phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để cơ thể tạo đủ kháng thể. Giúp bảo vệ mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai và bạn chưa tiêm phòng cúm. Bạn có thể tiêm phòng cúm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Vacxin cúm là vacxin bất hoạt không gây bệnh nên rất an toàn và hiệu quả.
Sau khi sinh, mẹ nên tiếp tục tiêm phòng cúm hàng năm. Vì kháng thể do tiêm phòng cúm tạo ra có thời gian tồn tại ngắn, thường là dưới một năm. Virus cúm còn thay đổi thường xuyên nên nhà sản xuất phải thay đổi thành phần vacxin cúm mỗi năm. Để đảm bảo sự tương đồng giữa chủng vacxin với virus cúm hiện tại. Hơn nữa, người mẹ trực tiếp chăm sóc trẻ, do đó cần phải tiêm vacxin phòng bệnh cúm. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và lây cho em bé.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nên thận trọng khi sử dụng vacxin cúm cho phụ nữ mang thai. Đó là những người bị bệnh kèm theo sốt hoặc không sốt. Đặc biệt không nên tiêm vacxin cúm nếu có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vacxin cúm trước đó.
5. Tiêm vacxin cúm bao lâu thì có tác dụng
Phải mất khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng ngừa để các kháng thể phát triển trong cơ thể. Và cung cấp các tác dụng để bảo vệ chống lại virus cúm. Trong thời gian này, bạn vẫn có nguy cơ bị cúm. Đây là lý do tại sao bạn nên chủng ngừa vào đầu mùa thu, để bạn được bảo vệ trước khi dịch cúm lây lan trong cộng đồng của bạn.
6. Tác dụng phụ của vacxin cúm
Tay có thể bị sưng sau khi tiêm. Một số người có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, ho, đau họng và đau nhức cơ thể từ 1-2 ngày sau khi tiêm chủng. Trong một số trường hợp, có thể sốt nhẹ một chút. Điều quan trọng là phải nghĩ đến lợi ích của vacxin cúm để có thể chấp nhận được những tác dụng phụ này.
Hy vọng với những thông tin mà Hành trình làm mẹ chia sẻ ở trên đã giúp mẹ giải đáp được những thắc mắc về việc tiêm cúm trước khi mang thai mấy tháng để có hiệu quả. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và phát triển tốt.