Vợ chồng chuẩn bị trước khi mang thai

Vợ chồng chuẩn bị trước khi mang thai những gì

Vợ chồng chuẩn bị trước khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết. Để bé con được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải tất cả các cặp vợ chồng đều có thể chuẩn bị tốt ở những giai đoạn khởi đầu này. Vậy vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé!

1. Chuẩn bị tâm lý

Mang thai và sinh con là một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời một con người. Cuộc sống của gia đình bạn sẽ dần thay đổi từ khi em bé chỉ là một bào thai. Khi em bé chào đời, mọi thứ dường như bị đảo lộn hẳn.

Nhiều gia đình trẻ đã quen với cuộc sống tự do thoải mái nên không điều chỉnh, thích ứng được khi con xuất hiện. Thậm chí nhiều cô gái còn bị “sốc” khi bế một sinh linh bé nhỏ trên tay. Mà không biết mình phải làm những gì.

Theo một báo cáo của tạp chí vov.vn , có đến hơn 20% phụ nữ sau sinh trên thế giới còn bị trầm cảm. Con số này ở Việt Nam là 33%. Trong đó, số những người bị trầm buồn sau khi sinh con chiếm khoảng 80%. (đây là một dạng chẩn đoán chứng trầm cảm nhưng chưa thực sự bị trầm cảm)

Vợ chồng chuẩn bị trước khi mang thai những gì
Vợ chồng chuẩn bị trước khi mang thai những gì?

Lý do chính là hầu hết các bậc cha mẹ không chuẩn bị trước về mọi mặt, đặc biệt là về tâm lý. Do đó, hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi mang thai. Đây là bước đệm quan trọng để vợ chồng đón chào đứa con đầu lòng trong sự hạnh phúc, đủ đầy.

2. Chuẩn bị kiến thức sinh sản

Vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? Chuẩn bị kiến thức về sinh sản trước khi mang thai. Đồng nghĩa với việc trang bị những kiến thức cơ bản như sau:

  • Phòng tránh những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. 
  • Cố gắng áp dụng phương pháp mang thai tự nhiên.
  • Chăm sóc sức khỏe của mẹ trước, trong và sau khi sinh.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong suốt thai kỳ.
  • Chế độ chăm sóc cho trẻ sơ sinh.

3. Chuẩn bị khám sức khỏe sinh sản

Khám sức khỏe để đánh giá chức năng sinh sản. Đặc biệt là dành cho các cặp đôi sắp kết hôn. Hiện nay, có nhiều bệnh viện uy tín cung cấp gói khám sức khỏe tiền hôn nhân. Các gói này giúp bạn có thể đánh giá khả năng sinh sản một cách tương đối. Từ đó giúp bạn phòng ngừa và điều trị sớm những bệnh lý không mong muốn. Mục tiêu chính của khám sức khỏe là giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh sản của mình trước khi chào đón em bé.

Thực hiện khám tiền sản để có kế hoạch mang thai
Thực hiện khám tiền sản để có kế hoạch mang thai tốt nhất

3.1. Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng

Mục đích là để xác định các yếu tố di truyền do đột biến đơn gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể. Di truyền đa yếu tố có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh. Đặc biệt lưu ý ở cặp vợ chồng hơi lớn tuổi hoặc rất trẻ. Bị béo phì, thừa cân, người tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại. Hay nhiễm chất độc da cam, sử dụng dược phẩm với thuốc an thần, thuốc chống co giật. Người mẹ bị nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng,…

Xem xét sự tương kỵ miễn dịch giữa yếu tố Rh của mẹ và con, nhóm máu ABO. Trong trường hợp có vấn đề bất thường, người phụ nữ nên đến các cơ sở chuyên khoa. Để được chẩn đoán xác định và xử trí can thiệp thích hợp.

3.2. Khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát để phát hiện kịp thời các bệnh mãn tính tiềm ẩn. Nhằm điều trị kịp thời các bệnh như về tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu, tiểu đường. Hay viêm gan, viêm thận, lao, rối loạn tâm thần, động kinh. Có bất thường về cấu trúc hoặc cơ quan sinh dục. Ngoài ra, phụ nữ còn được tẩy giun, tiêm vacxin phòng các bệnh nguy hiểm khi mang thai. Như uốn ván, vacxin cúm, rubella cho phụ nữ ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.

3.3. Tham vấn di truyền

Tham vấn di truyền nhằm mục đích xác định liệu một người phụ nữ có nguy cơ truyền bệnh cho con hay không. Một trong những nhóm nguy cơ cao có thể ảnh hưởng đến di truyền của bé. Chẳng hạn như bệnh về máu, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tuyến giáp,… Nếu bạn mắc bệnh di truyền, thì con bạn có nguy cơ sẽ bị mắc. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách sử dụng mẫu nước bọt hoặc máu của bạn.

Tham vấn di truyền dể sàng lọc được các bệnh gây nguy hiểm cho thai nhi
Tham vấn di truyền để sàng lọc được các bệnh gây nguy hiểm cho thai nhi

Kiểm tra các vấn đề di truyền và tư vấn trước khi bạn mang thai. Cũng giúp bạn yên tâm rằng con bạn sẽ không có nguy cơ mắc các bệnh này. Và nếu chúng có nguy cơ, bạn sẽ cơ hội để tìm ra những lựa chọn tốt nhất cho cả mẹ và bé. Nhận biết sớm bệnh của trẻ để có những sự can thiệp kịp thời. Các xét nghiệm như double trip, trip test hay chọc ối vào đúng thời điểm của thai kỳ sắp tới để sàng lọc bệnh.

4. Chuẩn bị nền tảng sức khỏe

Ít nhất 3 tháng trước khi mang thai, vợ chồng nên có một kế hoạch cụ thể để gìn giữ sức khỏe. Vợ chồng có thể tham khảo vài hoạt động thể thao để tăng cường thể lực. Ngoài ra, nam giới không nên dùng các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá,… 

Nữ giới nên tham khảo và tiêm đầy đủ các loại vacxin dự phòng trước khi chuẩn bị mang thai. Như vacxin sởi- quai bị- rubella cần phải tiêm ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Vacxin thủy đậu cần tiêm trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng. Vacxin cúm nên tiêm trước khi mang thai 1 tháng. Vacxin ngừa viêm gan B phải được tiêm đủ ba mũi trước mang thai khoảng 7 tháng. (hai mũi đầu cách nhau 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi 2 khoảng 6 tháng). Chú ý nên xét nghiệm trước khi tiêm chủng. Trong trường hợp, bạn đã có đủ kháng thể thì không cần phải tiêm.

5. Chuẩn bị chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai

Nam giới nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm, sắt, lysine và vitamin C để tăng chất lượng của tinh trùng. Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như hàu, cá, thịt bò, thịt gà, trứng, cam, quýt, xoài, bông cải xanh, cà chua …

Nên chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng tốt trước khi mang thai
Nên chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng tốt trước khi mang thai 

Phụ nữ nên bổ sung nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt, canxi, axit folic và vitamin. Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cần thiết như thịt bò, thịt gà, trứng, trái cây và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống bổ sung các loại thuốc bổ giàu sắt, axit folic và vitamin.

6. Chuẩn bị tài chính

Cái thời “trời sinh voi sinh cỏ” đã qua rồi. Bây giờ, sinh con có nghĩa là bạn đã sẵn sàng để tăng gấp đôi chi phí sinh hoạt hàng tháng. Sinh con cần phải có khoản dự phòng cho viện phí. 

Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai là vô cùng cần thiết
Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai là vô cùng cần thiết

Việc nuôi con khoản tiền tã bỉm, sữa, quần áo, khám sức khỏe, thuốc men và các chi phí liên quan khác. Ngay cả khi em bé hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng đã phải chịu vô số chi phí khác nữa rồi.

Mặt khác, trong thời gian thai sản, gia đình sẽ bớt đi một nguồn thu nhập đó là từ người mẹ. Vì vậy, để tránh rơi vào tình cảnh “chạy ăn từng bữa”, chật vật, loay hoay gây mâu thuẫn. Thì người chồng và người vợ phải có sự chuẩn bị tài chính trước khi mang thai.

Trên đây là chia sẻ về những điều cần mà vợ chồng chuẩn bị trước khi mang thai. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. Chúc bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *