So sánh dấu hiệu có thai giống có kinh mà chị em cần biết

So sánh dấu hiệu có thai và có kinh

Rất nhiều dấu hiệu có thai giống có kinh rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt rất cơ bản trong các dấu hiệu do có thai và có kinh hoàn toàn trái ngược. Cùng chúng mình phân biệt dấu hiệu có thai và có kinh ngay để hiểu về cơ thể bạn hơn nhé. 

So sánh dấu hiệu có thai và có kinh
So sánh dấu hiệu có thai và có kinh

1. Nguyên nhân của dấu hiệu có thai và có kinh

Sau khi thụ thai thành công, nồng độ các hormone trong cơ thể mẹ sẽ biến đổi đột ngột tạo ra những biểu hiện có thai sớm. Các mẹ sẽ tự nhận biết được sự xuất hiện của bé thông qua cơ thể mình.

Dấu hiệu tiền kinh nguyệt là một số dấu hiệu của cơ thể phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Các dấu hiệu này thường xảy ra trước kỳ kinh nguyệt của bạn từ 3-7 ngày. 

2. Các dấu hiệu có thai và có kinh khiến chị em dễ bị nhầm lẫn

Cùng điểm qua một vài dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn giữa có thai và có kinh nhé. 

2.1 Căng tức ngực

Căng tức ngực cũng là một dấu hiệu có thai sớm. Khi phôi thai được khoảng 2-3 tuần các mẹ sẽ bắt đầu thấy căng tức ngực, màu sắc của quầng vú và núm vú cũng đậm hơn, núm vú sẽ to ra hơn khiến các mẹ thấy khá khó chịu.  Điều này xảy ra do lượng máu gia tăng ở vùng ngực gây ra cảm giác căng tức, khó chịu. 

Sắp có kinh: khi sắp có kinh, các chị em cũng có thể cảm thấy ngực đau, cứng phía trong, đây là dấu hiệu cho thấy bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt.

Tuy cả 2 dấu hiệu có thai và có kinh đều là ngực căng tức khó chịu, nhưng vẫn có những sự khác biệt cơ bản chỉ cần các mẹ chú ý sẽ không dễ nhầm lẫn. 

2.2 Ra máu 

Máu báo thai và máu kinh nguyệt
Máu báo thai và máu kinh nguyệt

Có nhiều mẹ muốn biết::

 “Dấu hiệu có thai nhưng vẫn có kinh?” 

Câu trả lời cho câu hỏi này là:  “không có”. 

Sau khi phôi thai hình thành trong cơ thể mẹ sẽ tạm ngưng lại sự rụng trứng tạo môi trường cho thai nhi phát triển. 

Tuy nhiên thì sau khi có bầu khoảng 2 tuần bạn có thể sẽ gặp được hiện tượng ra máu. Đây chỉ là những vệt  máu hoăc những đốm máu nhỏ trên quần chíp. Hiện tượng này là máu báo thai do phôi thai làm tổ trên thành tử cung gây ra hiện tượng chảy máu. Máu báo thai có màu hồng, đỏ, đỏ nâu. Số lượng máu báo thai cũng không nhiều. Các mẹ không cần dùng đến băng vệ sinh vì lượng máu báo thai rất nhỏ và nhanh hết, chỉ kéo dài lâu nhất là 2 ngày 

Ra máu trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ thai sẽ bong tróc theo các niêm mạc tử cung và đi ra ngoài theo máu. Do đó gây ra hiện tượng kinh nguyệt mỗi tháng của chị em phụ nữ. Hiện tượng kinh nguyệt sẽ xảy ra từ khoảng 5 ngày đến 10 ngày. 

2.3 Tính tình thay đổi

Khi phụ nữ có bầu các hormone trong cơ thể sẽ thay đổi bất ngờ tạo áp lực lên hệ thần kinh khiến mẹ bầu trở lên rất nhạy cảm, tính tình thay đổi thất thường, cần được mọi người trong gia đình để ý và chăm sóc nhiều hơn. Mẹ bầu dễ khóc, dễ cười, dễ giận, đây cũng là lý do tại sao bà bầu có thể gặp phải tình trạng trầm cảm trong thai kỳ và trầm cảm sau sinh.

Rất nhiều ca tự tử hoặc giết con đã xảy ra do mẹ bị trầm cảm, do đó hãy quan tâm và chia sẻ với các mẹ bầu nhiều hơn các bố nhé. 

Ngược lại với có thai, khi sắp đến kỳ kinh nguyệt tính tình các chị em cũng sẽ trở nên “nóng nảy” hơn tuy nhiên, dấu hiệu này thường không kéo dài lâu, chỉ bắt đầu trước thời gian và trong khi đến kỳ của các chị em. Tuy nhiên trong kỳ kinh nguyệt, tính tình các chị em sẽ khá khó chiều nên các anh người yêu hãy kiên nhẫn dỗ dành và tránh dẫm vào hố lửa nhé.

Tập thể dục nhẹ nhàng và ngủ đủ giấc là cách hữu hiệu nhất giúp các mẹ và các chị em thư giãn, thả lỏng tinh thần trong thai kỳ và trong kỳ kinh.

2.4 Mệt mỏi

Mệt mỏi, uể oải, không muốn làm gì
Mệt mỏi, uể oải không muốn làm gì

Triệu chứng mệt mỏi khá phổ biến cả trong thai kỳ và trong kỳ hành kinh. 

Trong thai kỳ do nồng độ hormone progesterone tăng lên gây ra hiện tượng mệt mỏi khi mang thai cho các mẹ bầu. Hiện tượng này sẽ kéo dài trong 3 tháng đầu hoặc trong suốt thai kỳ tùy vào thể trạng của từng mẹ bầu. 

Trước kỳ kinh nguyệt từ 2-3 ngày bạn sẽ cảm thấy khá mệt mỏi, cơ thể uể oải dã dời. đây là dấu hiệu bạn sắp đến kỳ hành kinh. Triệu chứng này sẽ biến mất khi kỳ kinh bắt đầu. 

2.5 Đau bụng

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể có cảm giác đau bụng nhẹ ở bụng dưới, tuy nhiên cảm giác đau này chỉ kéo dài khoảng vài tiếng và không gây ra cảm giác mệt mỏi cho mẹ. Chị em có thể cảm thấy vị trí đau quặn thát rất rõ ràng do vi trí co thắt là vị trí mà phôi thai làm tổ do đó tạo nên sự co thắt của thành tử cung. 

Bạn không cần quá lo lắng nếu tình trạng này xảy ra, đây chỉ là một dấu hiệu báo thai sớm, và không gây nguy hiểm gì cho cả mẹ và bé. 

Đau bụng hành kinh thường sẽ diễn ra trước kỳ hành kinh từ nửa ngày đến 2 ngày. Đau bụng kinh sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu, cơ thể suy yếu, choáng váng,… tùy vào thể trạng của từng người. Đau bụng kinh có thể kết thúc ngay khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu hoặc 1 ngày sau khi hành kinh. Mức độ đau cũng không cố định, có người sẽ đau dữ dội cả phần bụng dưới và thắt lưng kèm theo tình trạng tiêu chảy, nhưng có bạn chỉ bị đau nhẹ. 

Các bạn nữ nên nghỉ ngơi, uống thêm nước đường đỏ ấm và tránh ăn đồ ăn lạnh trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu cơn đau quá dữ dội, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc giảm đau. 

2.6 Buồn nôn 

Cảm thấy buồn nôn khó chịu
Cảm thấy buồn nôn, khó chịu 

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, do sự thay đổi của hormone sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn vào sáng sớm và chiều tối hoặc bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Mẹ bầu sẽ rất mệt mỏi và khó chịu khi dễ buồn nôn nếu ngửi thấy các mùi quá nồng. 

Khi sắp đến kỳ kinh, chắc hẳn các chị em cũng từng gặp tình trạng choáng váng buồn nôn. Đây chỉ là hiện tượng bình thường, dấu hiệu dự báo kỳ kinh của bạn sắp bắt đầu. Đây chỉ là một dấu hiệu bình thường bạn không cần quá lo lắng. Nhưng nếu trong kỳ kinh chị em gặp tình trạng nôn mửa nhiều và máu có màu bất thường thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. 

Một số dấu hiệu có thai giống có kinh khiến nhiều chị em bị nhầm lẫn. Trên đây là một số cách phân biệt xem mình đang mang thai hay sắp đến kỳ mà chị em nên biết. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *