Chăm sóc sức khỏe và tìm hiểu tư vấn trước khi mang thai giúp các cặp vợ chồng tăng cơ hội sinh con mạnh khỏe. Dù sinh con lần đầu hay lần thứ 2,3, phụ nữ cần được tư vấn trước khi mang thai. Dưới đây là một số bước quan trọng để giúp các bà mẹ tương lai chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Trước khi mang thai cần làm gì
Nhiều phụ nữ đã sẵn sàng tâm lý và sức khỏe của họ cho việc mang thai. Tuy nhiên, để có kế hoạch chăm sóc trước khi mang thai tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ tại Trung tâm Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em địa phương để nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng.
Chăm sóc trước khi mang thai giúp bạn có thể tìm ra những vấn đề ảnh hưởng đến thai kỳ. Bằng cách để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và tránh được các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra. Y tá hoặc bác sĩ của bạn sẽ thảo luận về thể chất, tinh thần cũng như sức khỏe của bạn.
Các bước thăm khám sàng lọc và các bài kiểm tra cần thiết để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Cùng với đó bạn sẽ nhận được lời khuyên về việc mang thai.
2. Khám sàng lọc trước khi mang thai
2.1. Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng
Mục tiêu là xác định yếu tố di truyền do đột biến nhiễm sắc thể hoặc đột biến gen đơn. Di truyền đa yếu tố có thể gây ra sẩy thai, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh. Đặc biệt lưu ý đối với những cặp vợ chồng già hoặc rất trẻ, thừa cân béo phì. Hay những người tiếp xúc với chất độc hóa học, nhiễm chất độc da cam. Những người hay sử dụng dược phẩm với thuốc an thần, thuốc chống co giật, chống sốt rét… Người mẹ bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…
Xem xét sự không tương thích miễn dịch giữa yếu tố Rh của mẹ và con, nhóm máu ABO… Trong trường hợp có vấn đề bất thường, thai phụ phải đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán xác định và xử trí can thiệp thích hợp.
2.2. Khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe tổng quát để phát hiện ra các bệnh mãn tính tiềm ẩn trong cơ thể. Từ đó có thể điều trị kịp thời như các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu, tiểu đường. Hay viêm gan, viêm thận, lao, rối loạn tâm thần, động kinh. Bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của bộ phận sinh dục. Ngoài ra, cần phải tẩy giun, tiêm phòng các bệnh nguy hiểm trước khi mang thai. Như uốn ván, vacxin cúm, rubella cho phụ nữ trước ít nhất là 3 tháng.
3. Tư vấn tiêm phòng trước khi mang bầu
Trong thời kỳ mang thai, sử dụng thuốc tây y để điều trị cảm cúm, sốt, ho,… Là hoàn toàn không nên vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi ở trong bụng.
Tuy nhiên, khi mang thai, họ khó tránh khỏi các bệnh như cúm, rubella, thủy đậu, … Vì vậy, để giảm thiểu khả năng xảy ra những điều này trước khi chuẩn bị mang thai khoảng 3 tháng. Bạn hãy đến các cơ sở tiêm chủng để nhận được những sự tư vấn cụ thể từ chuyên gia. Cũng như nhận được lời khuyên về loại vacxin cần được tiêm. Và cách đảm bảo cơ thể khỏe mạnh trước và trong thai kỳ.
4. Tư vấn về sản khoa, thai sản
Tư vấn cho phụ nữ đang có kế hoạch mang thai về các yếu tố cụ thể liên quan đến các tai biến sản khoa và nguy cơ tái phát. Các biến chứng sản khoa cần được tư vấn y tế trước khi mang thai. Chẳng hạn như sẩy thai liên tiếp, thai chết lưu, sinh non, băng huyết, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,… Nhiễm cúm và rubella, sử dụng ma túy trước đây. Thói quen sinh hoạt và môi trường làm việc hàng ngày, bệnh của người trong gia đình như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh về tim mạch…
Những bệnh về nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt là lậu, giang mai, chlamydia, toxoplasma, Herpes sinh dục, cytomegalovirus. Virus u nhú ở người, virus suy giảm miễn dịch ở người, virus viêm gan – hepatitis.
5. Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng trước khi mang bầu
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ thiếu dinh dưỡng có nguy cơ sinh con nhẹ cân và gặp rủi ro trong quá trình mang thai và sinh nở.
Vận động phụ nữ uống bổ sung axit folic và sắt để ngăn ngừa thiếu máu. Uống axit folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra, nên dùng muối iốt trong bữa ăn hàng ngày.
Giáo dục sức khỏe về tình dục an toàn và áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa lây truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV. Đối với phụ nữ nhiễm HIV muốn có thai, họ phải nhận được tư vấn sức khỏe trước khi mang thai tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Để chọn thời điểm hợp lý giảm thiểu việc lây truyền HIV cho thai nhi.
Chuẩn bị trước khi mang thai là điều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của em bé. Các cặp vợ chồng phải chuẩn bị sẵn sàng ở tất cả mọi mặt. Từ việc tư vấn trước khi mang thai đến vật chất, tinh thần và đặc biệt là sức khỏe.